About

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Triết lý kinh doanh theo Đạo giáo


Đạo giáo là dòng tư tưởng quan trọng của Trung Quốc phát triển từ thời Chu, được hình thành chủ yếu nhờ đóng góp của Lão Tử (580- 500), tức Thái Thượng Lão Quân, sống vào cuối thời Xuân Thu, là một nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa cổ đại, là người sáng lập ra trường phái Đạo gia. Đạo giáo chú trọng vào con người trong thiên nhiên hơn là con người trong xã hôi. Đạo giáo cho rằng mục đích của cuộc sống con người là phải tìm cách hòa hợp với thiên nhiên, theo con đường (đạo) của vũ trụ. Chính vì vậy, khi áp dụng Đạo giáo trong việc kinh doanh, các nhà doanh nghiệp cần hết sức quan tâm đến vấn đế môi trường. Các nhà doanh nghiệp cần tô trọng thiên nhiên, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động của hoạt đông kinh doanh đến môi trường sống. Hòa hợp với thiên nhiên có nghĩa là doanh nghiệp đang đi trên con đường đúng đắng và có cơ hội phát triển vững vàng.

Đạo giáo tam thánh
  Một trong những tư tưởng nổi bật của Đạo giáo là “ không hoạt động” hay vô vi. Học thuyết Đạo giáo nhấn mạnh sự an nhàn không chống lại thiên nhiên nên không có năng lượng bị phung phí. An nhàn có nghĩa là tiết kiệm năng lượng dành cho nhựng lúc cần thiết hay nhữg lúc không lường trước, vượt qua chúng để có cơ hội ngẩn cao đầu. Ứng dụng tu tưởng vô vi, nhà doanh nghiệp cần coi trọng lợi ích của khoảng không, mạnh dạn vứt bỏ những thứ không cần thiết. Chẳng hạn khi một chi nhánh kinh doanh kém hiệu quả, doanh nghiệp nên mạnh dạn đóng cửa để có thể tập trung năng lượng (nguồn lực) cho những hoạt động khác. Các doanh nghiệp luôn có hàng tá những khó khăn nhưng vì sự bàm víu, cầu toàn mà không dám vứt bỏ, do đó khó khăn lại chồng chất khó khăn. Nhưng nếu chúng ta chịu chút hy sinh thì chỉ mất một ít thay vì mất tất cả. Nhà doanh nghiệp khi có quá nhiều khó khăn không thể giải quyết hết thì nên dũng cảm buông xuôi, dũng cảm ra đi, thế và chỉ thế thì mới có khoảng trống để năng lượng được lắp đầy.

        Năng lượng luôn hữu hạn nhưng cũng vô cùng quý giá. Trong một công ty, năng lượng được lấy từ nguồn nhân lực, vốn, thời gian, kỹ thuật, nôi lực và ngoại lực, tất cả kết hợp rất chặt chẽ. Sử dụng năng lượng cũng cần phải có chiến lược: “dùng ít nhất, cho kết quả tối ưu”. Như một câu ngạn ngữ Trung Quốc đã nói: “Bỏ vào một nửa, lấy ra hơn hai lần mong đợi”. Điều ấy chỉ xảy ra khi một dự án phục vụ cho nhu cầu cộng đồng. Ngược lại, một kế hoạch ích kỷ, được bịa đặt và giấu giếm sẽ tốn nhiều năng lượng. Nó sử dụng hai lần năng lượng mà chỉ nhận được nửa kết quả. Đạo giáo ca tụng sự tiết kiệm năng lượng. Sự tham lam, quá độ sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng. Để từ bỏ thói tham lam, thèm khát của cãi, mọi người cần phải giảm đi quan điểm thiên về vật chất. Con người không được tiêu phí năng lượng để theo đuổi và tích lũy những của cải cho thõa lòng đam mê, ích kỷ.

        Lão Tử dạy rằng không nên chống lại thiên nhiên hay đánh cắp của cộng đồng rồi nhét vào túi riêng của mình. Trong Đạo Đức kinh  có nói: “Sở dĩ trời đất trường sinh là vì trời đất không sống cho riêng ai”. Tương tự, trong đời sống con người thì các tổ chức cũng phải hoạt động vì mục tiêu của xã hội. Nếu doanh nghiệp có mục tiêu duy nhất là vì lợi nhuận thì họ có thể gây ra sự sụp đổ về kinh tế, môi trường và xã hội, doanh nghiệp sẽ vô tình hủy hoại đi môi trường hoạt động của nó. Nói cách khác, công ty sẽ không có bất kỳ tương lai nào nếu thế giới này không có tương lai. Ngược lại, nếu có thể đặt mục tiêu của tổ chức vào mục tiêu chung của xã hội thì các tổ chức hoàn toàn có khả năng làm cho xã hội phát triển hơn, tạo sự cân bằng cho giới tự nhiên và tất nhiên là tổ chức đó sẽ lớn mạnh và phát triển bền vững – “trời đất trường sinh”.

Đạo Đức Kinh
Tóm lại, áp dụng tư tưởng Đạo giáo trong kinh doanh, các nhà doanh nghiệp cần lưu ý đến việc từ bỏ; dự tữ và phát triển năng lượng (các nguồn lực), đặc biệt là năng lượng từ nguồn nhân lực. Sử dụng năng lượng một cách thông minh có nghĩa là năng lượng phải được tích lũy và sử dụng đúng cách, đúng mục đích. Và mục đích ở đây không thể manh tính ích kỷ, thu lợi riêng mà phải phục vụ cho lợi ích cộng đồng và tự nhiên. Chiến lược của các nhà điều hành châu Á không phải là lợi nhuận tối đa hay sức mạnh tối đa, thay vào đó là lợi nhuận tối ưu trên cơ sở sức mạnh của nguồn nhân lực.



[1] Đạo Đức Kinh (道德經)) là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Theo truyền thuyết thì Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại, Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ "Đạo Đức Kinh". Do đó, Đạo Đức Kinh còn được gọi là sách Lão Tử. Sách chỉ khoảng 5000 chử, gồm hai phần: phần Thượng kinh gồm 37 chương, bàn về đạo lớn của vũ trụ, Hạ kinh là đức gồm 44 chương, bàn về đức.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét