About

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Triết lý kinh doanh theo Nho giáo - Trung Dung

Khổng tử


Triết lý trung dung là triết lý của Khổng giáo chỉ đạo tư duy và hành động người quân tử một cách bao quát trong vấn đề xử thế trước mọi hiện tượng đấu tranh xã hội. Triết lý Trung dung có thể áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp trong việc xác định mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường, phương thức cạnh tranh, tư duy chiến lược… Nói cho rõ hơn, áp dụng Trung dung, doanh nghiệp phải chọn cho mình một chổ đứng trên thị trường một hướng phát triển riêng ở giữa tất cả các chỗ đứng và hướng đi khác nhau, một chỗ vừa luôn luôn đúng là ở giữa gọi là “trung”, và luôn ở chổ chính gọi là “dung”.

Đối với sự khác biệt, chống đối giữa lực lượng này và lực lượng kia đi theo nhiều con đường khác nhau, trái ngược nhau, tiêu diệt lẫn nhau, các nhà Nho nhận thấy có các đường, hướng lựa chọn:

(a) Chọn thẳng một con đường hợp với ý chí, lý tưởng của mình mà đi đến cùng.
(b) Chọn thẳng một thế lực nào đó thù địch nguy hiểm hết sức với mình mà dấu tranh đến cùng.
(c) Đứng ngoài tất cả mọi cuộc đấu tranh, đứng lên trên tất cả mọi thế lực và mọi xu hướng, không đi chung đường với bất cứ ai.
(d) Tìm cách hoà mình với tất cả mọi người, mọi thế lực, mọi xu hướng khác nhau để đi tới một cái đích chung nào đó.

Như vậy giữa các lựa chọn, thuyết trung dung có vẻ gống với đường hướng (c), song cũng giống với đường hướng (d) là đường hướng hoà mình vào tất cả chứ không tách ra à đứng riêng ở ngoài một mình. Chính là vừa đứng bên ngoài, vừa hoà vào trong.

Ở cấp độ kinh doanh, sự khác biệt, chống đối có thể xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, sự cạnh tranh trong mô hình 5 áp lực của Porter. Đó cũng có thể là sự đòi hỏi của các bên hữu quan: cố đông, chính phủ, các nhóm lợi ích, công chúng, công đoàn,… Hoặc đó cũng có thể là các phương thức kinh doanh, chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp khác đã lựa chọn. Các lực lượng cũng có thể là văn hóa, các giá trị và chuẩn mực khác nhau mà nhà doanh nghiệp phải lựa chọn cho tổ chức của mình.

Như vậy, học thuyết Trung dung đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp đang tiềm kiếm những thị trường mới, sản phẩm mới, phương thức kinh doanh mới,… Giữa các tư tưởng và sự lựa chọn khác nhau, dựa vào học thuyết Trung dung, doanh nghiệp có thể chọn cho mình một hướng đi riêng tương tự như (c) và (d). Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, thuyết Trung dung nhấn mạnh rằng trước những đường hướng khác nhau trong cuộc sống cần phải:

“Hoà nhi bất đồng” tức là hoà mà không đồng, hoà hợp với tất cả mà không tương đồng với một đường đi, một tư tưởng nào.
“ Hoà nhi bất lưu” tức là hòa mà không trôi chảy theo, chan hoà với tất cả mà không buôn thả mình trôi theo một dòng chảy nào.
“Chu nhi bất tị” tức là rộng khắp mà không lệch riêng, quan hệ rộng khắp chung với tất cả mà không đứng nghiên hẳn về một bên nào.
“ Quần nhi bất đồng”, tức là hợp quần mà không kết đảng, thân thiện tiếp xúc với đông đảo mọi ngưòi mà không có phe đảng của mình, không kết đảng với ai.

Ở khía cạnh khác của học thuyết Trung dung, theo Khổng Tử, bao giờ và ở đâu, về việc gì và trong tình hình nào cũng có thái quá (quá mức) và bất cập (không đạt mức). Sách Luận ngữ  khẵng định “quá mức cũng như bất cập” đều không tốt cả. Khổng Tử cho rằng đỉnh cao hoặc đến nơi đến chốn, đúng nhất trên con đường đạo chính là “trung dung”. Cái khó đối với các doanh nghiệp không phải là phát triển quá nhanh hay quá lớn mà là phát triển đúng với con đường đạo – trung dung.

Mặt khác, Khổng Tử và các nhà Nho khác đã phát hiện ra, tự nhiên cũng như xã hội, mọi cái đều biến đổi, trôi qua, lướt qua. Cái “trung” cũng như bao nhiêu cái khác đều không ngừng biến đổi. Cho nên không thể nắm giử cái “trung” một cách cứng nhắc mà phải vận chuyển một cách linh hoạt, cơ động, nghĩa là phải biết quyến biến. Trong cuốn sách Mạnh Tử  có câu: “Chấp trung mà không quyền biến cũng như chấp nhất vậy”.

Hai sự thay đổi dể thấy nhất và quan trọng nhất chính là sự thay đổi về vị và về thời. Vị tức là vị trí và vị thế. Ở cấp độ doanh nghiệp, các nhà quản trị cần quan tâm đến yếu tố địa lý và môi trường nơi doanh nghiệp hoạt dộng để đưa ra các quyết sách kinh doanh. Đối với các bên hữu quan, các lực lượng cạnh tranh, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn cho mình cách hành xử sao cho phù hợp với vị thế của mình. Thời tức là thời gian, thời cơ, thời thế. Đây là một yếu tố lớn thử thách tính vững vàng và tính linh hoạt và cơ động của nhà doanh nghiệp trong việc vận dụng học thuyết Trung dung. Cùng một chiến lược, cùng những giá trị cốt lõi và sản phẩm chủ lực, trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau cần có những cách đáp ứng khách hàng và cạnh tranh khác nhau. Tuy nhiên sự thay đổi đó phải đảm bảo tính trung và hòa hợp với những thay đổi của thời. Xét cho cùng, sự thay đổi về vị và thời không tách rời nhau. Nhà doanh nghiệp, chiến lược gia cần đưa ra các quyết sách vừa phải phù hợp với vị thế và thời thế mới khỏi đi từ chổ “chấp trung” đến “chấp nhất”.



  (1 )Luận Ngữ là một sách mà do Khổng Tử và những đệ tử của mình biên soạn. Luận Ngữ được viết từ đời Tiền Hán tới đời Hậu Hán.
  (2) Mạnh Tử  (孟子) 372–289 TCN. Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông là nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét