About

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Hands Across America năm 1986


Vào buổi chiều ngày chủ nhật, 26 tháng 5 năm 1986, hơn 5 triệu người, bao gồm cả Tổng thống Ronald Reagan, nắm tay nhau thành một hàng người trên mười sáu tiểu bang để quyên tiền cho những người nghèo đói và vô gia cư tại Hoa Kỳ. Mỗi người tham gia trả mười đô la để giữ vị trí của mình trong hàng. Sự kiện kéo dài suốt 15 phút trên tổng diều dài 4.125 dặm trong suốt quảng đường nối liền từ từ Công viên của thành phố New York đến RMS Queen Mary ở bến tàu ở Long Beach, California.


Để số lượng người tham dự đạt mức cao nhất, dòng người nắm tay nhau lòng vòng trên các tuyến đường trong các thành phố lớn. Những đoạn đứt trong hàng là điều không tránh khỏi. Trải qua nhiều đại hình khác nhau, nhiều cách sáng tạo để nối liền hàng người đã được thực hiện. Nhiều người mặc đồ lặn và nắm tay nhau trong khi 90% cơ thể họ ở dưới mặt nước, số khác dùng thuyền buồm để nối dài và ở một số vùng sa mạc, nhiều người đi đến bằng trực thăng để hàng người được liên tục.

Lúc đầu, trong kế hoạch tổng thống Reagan không tham dự vào sự kiện này. Phụ tá của ông đã quyết định không để ông tham gia vì lý do an ninh. Nhưng con gái Maureen Reagan đã thuyết phục để bố bác bỏ quyết định của ngài phụ tá. "Bố luôn luôn nói  về việc giải quyết vấn đề thông qua các cam kết của cộng đồng", Maureen nói với cha . " Bố là một người hoạt động cộng đồng. Đây là ví Nhà Trắng đã tham gia vào sự kiện  với những cánh tay nối liền ở cửa phía Bắc và những cửa khác của Nhà Trắng.


Cùng với 2 bài hát "We Are The World" và "America the Beautiful", một bài hát chủ đề mang tên: "Hand Across America" được phát đồng thời trên hàng trăm đài phát thanh vào lúc 3.00 chiều (giờ Thái Bình Dương). Bài hát được viết bởi Marc Blatte và John Carney và được hát chính bởi ca sĩ Joe Cerisano và Sandy Farina cùng ban nhạc Toto. 

Reagan đã thực hiện nhiều chương trình tình nguyện cho nước Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, tuyên bố rằng truyền thống của công tác tình nguyện viên đã được "hồi sinh" trong những năm 1980 . Ông chỉ ra rằng trong năm 1985 các công ty và cá nhân đã tặng $80 triệu cho các quỹ từ thiện , tăng 8% so với năm trước, trong khi 89 triệu người Mỹ (23% dân số, gấp đôi so với năm 1980) đã tham gia vào các công tác tình.

Hand Across America dự định quyên góp từ 50 triệu USD đến $100 triệu USD từ tiền phí tham dự 10 USD đến 35 USD mỗi người. Nhưng vì trùng với ngày lễ tưởng niệm (Memorial Day) nên chỉ 20 USD triệu được quyên góp, số lượng người tham gia đã ít hơn so với dự tính.

Có một số chỉ trích trong việc quyên tiền của các công ty cho sự kiện này như một công cụ marketing thuần túy. Coca-cola tài trợ 5 USD triệu trong khi Citibank tung ra 3 triệu USD. "Chúng tôi tung ra để tiếp cận," là nhận định thẳng thừng của một giám đốc điều hành Coca-cola. Nhưng sau cùng, nhờ sự bảo trợ của các công ty, số tiền 30 triệu USD đã giúp cho sự kiện đạt được mức ngân sách cần thiết. Hầu hết số tiền có được từ sự kiện này đã được chuyển đến cho những người nghèo đói và vô gia cư sau đó.

Không nghi ngờ gì sự kiên đã tạo ra một làn sóng đặc biệt trong phong trào làm từ thiện tại Mỹ và trên thế giới. Quan điểm về cách các công ty tung tiền làm từ thiện cũng được nhìn nhận theo nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng trên tất cả, lợi ích thật sự từ hoạt động từ thiện chỉ có được khi chúng ta cho đi với mục đích không gì khác hơn là giúp đỡ người khác trong lúc họ gặp phải hoàn cảnh khó khăn. Điều này còn có ý nghĩa hơn nhiều so với giá trị vật chất mà nó mang lại: phát triển tình thương, sự hòa hợp và tình thân ái giữa con người với nhau. Với những công ty, khi cho đi với tinh thần không vụ lợi, họ sẽ có được niềm tin nơi cộng đồng và tinh thần phục vụ, yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự thành công trong giai đoạn kinh tế hiện nay và chắc chắn là trong tương lai.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét