About

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Triết lý kinh doanh theo Phật giáo




Hơn ba thập kỉ trước, vào năm 1977, giáo sư Peter Drucker bình luận:

“Một công việc kinh doanh không thể được định nghĩa hay giải thích bằng thuật ngữ lợi nhuận. Khi được hỏi kinh doanh là gì, một nhà kinh doanh kiểu mẫu thường trả lời: “Một tổ chức tạo ra lợi nhuận”. Câu trả lời này không chỉ sai lầm mà nó còn không phù hợp. Lợi nhuận không phải là lời giải thích cho nguyên nhân hay sự hợp lý của các quyết định kinh doanh, mà là một bài kiểm tra cho giá trị của chúng. Mục đích của kinh doanh phải nằm bên ngoài bản thân công việc kinh doanh. Trên thực tế, nó phải nằm trong xã hội bởi vì doanh nghiệp là một tổ chức xã hội.

Nhà kinh doanh theo đạo Phật, Pladol Bumag – CEO của AIG – Thái Lan, đưa ra một cách nhìn khác về vai trò của tổ chức: “Đối với tôi, mục đích của công việc kinh doanh là xây dựng một nhóm những người thành công với đạo đức cao, thái độ tốt và tràn đầy niềm tin. Xây dựng một lực lượng đại lý để bán bảo hiểm là dạy cho họ cách mang lợi ích đến cho những người khác. Lợi nhuận chỉ là kết quả cuối cùng chứ không phải là mục tiêu của kinh doanh”.

Hòa thượng P.A.Payutto – một học giả đạo Phật, bình luận: “Từ quan điểm đạo Phật, hoạt động kinh tế nên là một phương tiện để hướng tới cuộc sống tốt đẹp và đáng khâm phục. Sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động kinh tế khác không phải là kết thúc của chính chúng. Chúng là các phương tiện, và cuối cùng phải dẫn đến sự phát triển của hạnh phúc luôn trong mỗi cá nhân, luôn trong xã hội và trong môi trường”.

Hòa thượng P.A.Payutto
Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo, mục đích của việc kinh doanh cũng như tất cả các công việc khác của con người không gì khác ngoài hạnh phúc. Hạnh phúc cho các thành viên trong tổ chức, hạnh phúc cho khách hàng và các bên hữu quan, hạnh phúc cho toàn xã hội và cả môi trường. Để hiểu được hạnh phúc là gì, cách thức để doanh nghiệp đạt đến hạnh phúc và phát triển hạnh phúc ra ngoài xã hội và môi trường, chúng ta cần hiểu được các giáo lý cơ bản của Phật Pháp, đó là: Tứ Diệu Đế, Trung đạo, vô thường, vô giác, nhân quả.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét